





Chúng tôi chuyên dịch vụ sửa máy tính, máy in, sửa laptop, đổ mực, cài win tại nhà
Khi nào bạn nên gọi chúng tôi để sửa máy tính tại nhà?
Bạn nên tham khảo để tự mình sửa những lỗi sau. Nếu vẫn không được thì hãy gọi chúng tôi để chúng tôi qua kiểm tra tận nơi xem sao.
- Máy tính bật không lên hình, nhưng case vẫn thấy sáng đèn, quạt vẫn chạy ù ù. Bệnh này thường xảy ra vào thứ 2 sau khi máy tính được nghỉ vào thứ 7, chủ nhật. Bạn nên vệ sinh chân Ram hoặc thay quả pin Cmos nằm trên main máy tính.
- Case chạy nhưng phát ra tiếng kêu tít tít nghe điếc tai. Rất có thể do lỏng Ram bạn nhé.
- Máy bật nhưng không hề có động tĩnh gì. Lỗi này rất có thể lỗi main hoặc nguồn.
- Máy chạy đơ và chậm nguyên nhân có thể do thiếu Ram(tràn bộ nhớ tạm thời) hoặc do máy không lắp thêm ổ cứng SSD, hoặc do ổ cứng lỗi.
- Máy chạy được một lúc thì treo đơ, trường hợp này bạn nên cẩn thận vì rất có thể ổ cứng của bạn đang có vấn đề.
- Máy đang chạy nhưng bị màn hình xanh, lỗi này rất có thể do lỗi win, lỗi ổ cứng, lỗi Ram hoặc lỗi Main.
- Máy bật lúc lên hình lúc không trường hợp này có thể do Main.
- Máy khởi động lên hình nhưng khi đang chạy tới biểu tượng Windows thì bị màn hình xanh chữ trắng hoặc tự khởi động đi khởi động lại thao tác vừa nãy. Nguyên nhân rất có thể do hết pin Cmos nên bạn vào bios chỉnh AHCI to IDE hoặc Raid hoặc ngược lại. Để triệt để thì bạn nên thay pin Cmos đi. Nếu sau khi chuyển đi chuyển lại các chế độ mà vẫn không vào được win thì bạn nên kiểm tra Ram và ổ cứng, nếu vẫn không được thì ta tiến hành Cài Win.
- Tất nhiên là vẫn còn những loại lỗi khác nữa mà chúng tôi không thể liệt kê được hết ở đây.
Một vài thủ thuật có thể bạn sẽ cần:

Khi nào bạn nên gọi chúng tôi để sửa máy in tận nơi?
Sau đây chúng tôi sẽ nêu ra các lỗi thường gặp của máy in. Bạn nên thực hiện theo, nếu vẫn không tự sửa được thì hãy gọi cho chúng tôi, chúng tôi sẽ trực tiếp qua để thăm khám máy in cho bạn.
Máy in lệnh nhưng không ra giấy, bệnh này có nhiều nguyên nhân, ví như:
- Sai số trang giấy(bạn nên xem trang bắt đầu từ số mấy, trong trường hợp bắt đầu từ số 3 thì bạn hãy lấy trang hiện tại trừ đi 2 thì sẽ ra đáp án đúng).
- Lỗi driver(bạn nên khởi động lại máy tính hoặc khỏi động lại dịch vụ Print spooler, hoặc gỡ driver đi cài lại, hoặc đem máy in sang máy tính khác để in thử, nếu in được thì lỗi là do máy của bạn phương án là hãy cài lại win).
- Lỗi do đọng quá nhiều lệnh(bạn nên xóa hết các lệnh trước đi sau đó in lệnh mới, bạn chuột phải vào biểu tượng máy in ở góc dưới cùng bên phải màn hình rồi chuột phải chọn tên máy in nó sẽ hiện ra danh sách các lệnh in, khi đó bạn chọn chuột phải vào các lệnh rồi nhấn Cancel, trường hợp bạn không hủy được lệnh thì hãy khởi động lại máy tính là sẽ hết lệnh).
- Do nhấn nút tạm dừng in(bạn hãy bỏ tích ở dòng lệnh pause, bạn hãy chuột phải vào biểu tượng máy in ở góc dưới cùng bên phải màn hình, chọn tên máy in rồi trong hộp thoại hiện ra bạn hãy chọn menu Printer/bạn hãy bỏ tích ở mục Pause Printing).
- Kẹt giấy: biểu hiện dõ nhất của bệnh này là tắt nguồn máy in đi rồi bật lại là máy không hề có tiếng kêu khởi động. Bạn hãy quan sát kỹ xem giấy kẹt ở chỗ nào thì lấy ra là được. sau đó tắt máy in đi rồi bật lại là lại tự động ra lại lệnh in cũ. Truường hợp in được vài tờ lại kẹt giấy tiếp thì lỗi là do cụm sấy khô mỡ sấy, rách sấy hoặc bộ phận điều khiển gắp giấy là con nâm châm điện, lỗi còn vó thể là các con sensor nhận biết đường giấy vào ra.
- Máy chưa gắp xong tờ này đã kịp gắp tờ khác dẫn đến kẹt giấy, bạn hãy tiến hành xử lú bộ phận điều khiển gắp giấy, thợ hay gọi đó là con nam châm điện hoặc con hít.
- Trên đây là một vài bệnh thường gặp liên qua đến máy in, hãy gọi ngay cho chúng tôi khi bạn tự làm mà không được theo sđt: 098.603.5756
Một số dich vụ sửa máy in tận nơi:

Sau đây là một số bệnh liên quan đến Laptop?
- Laptop có lên hình nhưng phát ra tiếng kêu tút tút tút khi bật máy. Bệnh này nguyên nhân có thể là do hết pin Cmos, Chập bàn phím, hoặc hỏng cạc màn hình dời của laptop.
- Laptop chập chờn lúc bắt được wifi lúc không, nguyên nhân là do bộ thu wifi bị hỏng, hoặc driver wifi bị lỗi hoặc do người dùng vô ý chạm tay vào nút bật tắt wifi.
- Laptop nghe nhạc bị dè hoặc sẹt sẹt, nguyên nhân là do rách màng loa hoặc lỗi CPU.
- Laptop hay báo đỏ ổ C nguyên nhân thường là do lịch sử của Zalo lưu ở đó, bạn hãy bật chức năng hiện file ẩn lên sau đó vào đường dẫn sau để kiểm tra dung lượng thư mục ZaloPC. C:UsersADMINAppDataLocal
- Laptop chạy hay bị treo, chậm nguyên nhân là do laptop của bạn không có ổ cứng SSD hoặc tràn bộ nhớ Ram hoặc CPU quá yếu, Cpu quá nóng.
- Laptop của bạn bật không lên gì, không hề báo đèn sáng, nguyên nhân là do chết sạc hoặc lỗi main.
- Laptop của bạn bật có lên đèn báo nguồn nhưng màn hình không lên nguyên nhân là do lỗi main, lỗi màn hoặc lỏng Ram.
- Laptop đang chạy xong tự tắt nguyên nhân là do quạt CPU bị hỏng hoặc hệ thống tản nhiệt quá bẩn do bụi lâu năm.

Sau đây là một số bệnh liên qua đến hộp mực máy in:
- Bản in bị mờ bên trái, bên phải hoặc ở giữa đó là dấu hiệu của việc hết mực, khi bạn lôi hộp mực ra lắc đều 2 bên khi in lại thì thấy nét. Vậy thì chính xác là hết mực.
- Bản in bị mờ đều hoặc mờ 1 phần sau khi mới in được ít giấy khoảng vài trăm tờ giấy gì đó mà khi lắc đều mục vẫn bị mờ vậy thì nguyên nhân là do mực không chuẩn, trường hợp này hay xảy ra với dòng máy in dùng lưỡi gạt bằng kim loại, do mực không tốt nên hay bị đọng cứng lại trên gạt nên không phủ được đều mực trên trục mực nên bản in chỗ mờ chỗ nét. Lỗi này thường xảy ra với dòng máy in Brother, máy in Samsung nhiều hơn.
- Bản in bị đen kẻ dọc từ trên xuống dưới lỗi này là do gạt bị sứt hoặc do tràn ngăn mực trải, nếu vết đen rộng để lâu in rất dễ bị mòn trống. In nhiều A5 rất dễ dính lỗi này, đặc biệt là 2 bên mép giấy.
- Bản in bị 4 vết chấm trên 1 tờ giấy lỗi này thường do trống bị dính ghim hoặc bụi dơi vào giấy khi máy in kéo lên gây xước trống. Lỗi này để lâu cũng gây hỏng gạt do vết xước trên trống gây ra. Khi bị nặn dễ gây ra những sọc ngang trên giấy, tờ bị tờ không và bị những vị trí khác nhau.
- Bản in bị 8 đến 10 vết chấm nhỏ trên tờ giấy dọc từ trên xuống: nguyên nhân là do trục từ hoặc trục cao su, tùy thuộc vào trục to hay nhỏ mà số lượng vết chấm sẽ nhiều hay ít.
- Bản in bị đen 2 mép trái phải của tờ giấy hoặc đen 1 mép giấy, nếu bạn nhìn kỹ mà thấy quy luật 4 lần lặp liên tiếp đó là dấu hiệu của trống bị mòn. Nếu là 5 vết thì đó là do lô sấy, còn nếu là 3 vết thì đó là do trống Brother to nên nó quay 3 lần trên 1 tờ giấy.

Dưới đây là một số dấu hiệu liên quan đến việc bạn lên cài lại Win:
- Bạn thấy windows có những biểu hiện bất thường như hay tự bật các chương trình, hay tự khởi động lại máy, máy cấu hình cao nhưng chạy hay bị chậm hoặc treo thì nên cài lại win.
- Bạn không tài nào cài được in ấn mặc dù bạn đã là 1 chuyên gia về việc cài đặt máy in thì nên cài lại win đi thôi. Riêng dòng máy in Canon 1210 thì không cài đặt được trên windows 64 bit đâu bạn nhé!
- Mạng cứ chập chà chập chờn dù bạn đã thay dây mạng khác, đổi cả nhà mạng, gỡ driver cạc mạng hoặc cạc wifi ra cài lại mà vẫn chập chờn thì cũng nên cài lại win xem sao.
- Bạn thấy ổ C tự đầy mà không rõ nguyên nhân, mặc dù bạn đã là 1 chuyên gia về máy tính, bạn đã kiểm tra các file hoặc thư mục, kiểm tra cả thư mục ZaloPC, Desktop, Downloads, Documents…mà vẫn tìm không ra nguyên nhân thì bạn nên cài lại Win đi thôi, nếu win của bạn là bản quyền thì nên nhớ sao lưu lại key trước khi cài đặt nhé! Và cũng nên kiểm tra xem bạn có đang bị hãng Micrsoft mã hóa Bitlocker không nhé kẻo dễ mất dữ liêu lắm đó, bạn nên mở khóa Bitlocker trước đã nhé!
- Còn nếu bạn chót xóa nhầm file quan trọng ra khỏi thùng rác thì bạn sẽ phải thực hiện việc cứu dữ liệu. Bạn có thể tự thao tác nhưng mình xin nói trước là chỉ thực hiện trên ổ cứng HDD thôi nhé, chứ SSD thì bạn pahir mang ra các trung tâm lớn và tất nhiên chi phí sẽ không hề nhe. Chị tiết việc cứu dữ liệu sau khi xóa khỏi thùng rác ở đây nhé!
Vài thủ thuật nhỏ có thể bạn sẽ cần khi cài windows
